Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

NẤU RƯỢU NÚT LÁ CHUỐI XỨ THANH LÀM GIÀU TẠI SAO KHÔNG?


Không biết tự bao giờ người dân quê tôi nơi có dòng Sông Mã kiên cường chảy qua (Yên Phú- Yên Định – Thanh Hóa) đã có nghề nấu rượu thủ công; nơi đây có nguồn nước có độ PH rất phù hợp để nấu rượu ngon và có mùi thơm dịu đặc trưng mà các vùng khác không có, nghề này đã phần nào đem lại thu nhập đáng kể cho một số hộ gia đình, nhờ biết kết hợp giữa nấu rượu với chăn nuôi.
Quy trình nấu rượu bao gồm: gạo ngon được đem nấu thành cơm ngon; thường người ta dùng gạo lật là gạo lứt còn phôi (tức là gạo còn nguyên hạt) và thường là loại gạo không cần thơm, dẻo. Sau khi gạo nấu thành cơm; cơm được đem ra đổ vào một cái nia quạt cho cơm chóng nguội; khi cơm đã nguội, người ta bắt đầu trộn men vào; men cũng được làm từ bột gạo; phải là men ông Tống nấu mới được nước; sau đó cơm được ủ vào chum, vại khoảng 3 đến 4 ngày cho lên men và cuối cùng là khâu nấu rượu. Thông thường 1kg gạo sẽ nấu được 1 lít rượu; khi nấu xong rượu, phần còn lại gọi là hèm.
Gạo TÍM THAN và Gạo Mầm VIBIGABA
Gạo lứt tím than và gạo lứt đỏ ST
Hèm rất chua; nếu chúng ta muốn ăn hèm phải bỏ rất nhiều đường mới ăn được; vì vậy họ rất ít ăn; thay vì bỏ đi người ta tận dụng để chăn nuôi lợn, gà, vịt. Các loại gia súc, gia cầm ăn hèm sẽ rất nhanh lớn mà chống được bệnh tật; lại bớt được 1 khoản thức ăn đáng kể.
Ngày nay có nhiều loại rượu được làm từ nhiều thứ khác nhau như khoai, sắn, ngô… nhưng khó mà ngon, rẻ, an toàn như rượu nấu từ gạo; đặc biệt là gạo nếp cái hoa vàng. Rượu bỏ vào chai thủy tinh, nút bằng lá chuối khi rót ra có mùi thơm nồng của lá quyện với mùi của gạo làm ngất ngây lòng người; khó có thức uống nào ngon và thơm qua được rượu gạo quê tôi.
Thị trường tiêu thụ rượi gạo quê tôi chủ yếu là ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và tp. HCM nơi có nhiều người conXứ Thanh đi lập nghiệp kiến quốc xây dựng quê nhà mến yêu, họ mang rượi theo để chia vui và tăng thêm tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái qua những bửa nhậu chung.
SUY NGẨM:
TÔI NGHỈ RẰNG PHẢI ĐẾN LÚC CHÚNG TA XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU RƯỢU GẠO NÚT LÁ CHUỐI XỨ THANH NỔI TIẾNG THỀ GIỚI.
Tôi làm nghề kinh doanh nên đi khắp hai miền nam bắc nhưng khi uống rượi nút lá chuối từ Xứ Thanh là tôi nhận ra ngay vì nó có mùi thơm đặc trưng, dịu và đậm dà, uống rượu Thanh Hóa không bị sốc, có hậu sau khi uống rất ngon, dịu thơm mà không có nơi nào nấu được rượu như vậy. Chỉ có nước Sông Mã, người Xứ Thanh mới nấu được loại rượu ngon như vậy.
Tôi nghỉ các bạn thanh niên Thanh Hóa nên nghỉ xây dựng thương hiệu Rượu Gạo nút lá chuối Xứ Thanh để xuất khẩu đi 5 châu.
Trước tiên là bán cho những người con Xứ Thanh xa quê ở Bình Dương, Đồng Nai, HCM, HN,….
Chúc các bạn thành công.
Nguyễn Huy Hoàng

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Người Con Xứ Thanh làm kinh tế giỏi và sống Tối đời, Đẹp đạo tại Quê hương thứ hai ở Định Quán - Đồng Nai


UỶ BAN NHÂN DÂN              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
HUYỆN ĐỊNH QUÁN                              Độc lập- Tự do- Hạnh phúc


                                                           Định Quán, ngày 08 tháng 8 năm 2013


BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TUYÊN DƯƠNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ TIÊU BIỂU
 XUẤT SẮC TOÀN QUỐC LẦN II NĂM 2013



I/ SƠ YẾU LÝ LỊCH.
Họ và tên chủ hộ: Nguyễn Gia Lộc.
Sinh ngày: 17/10 /1952                                    Giới tính: Nam
Hộ khẩu thường trú: ấp 9 -xã Gia Canh- Định Quán- Đồng Nai
Nghề nghiệp: Làm nông.
Các thành viên trong gia đình: có 11 người (gồm mẹ già, 2 vợ chồng, 4 người con và 4 người cháu).

II/ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC.
1. Thành tích của gia đình.
1.1. Xây dựng gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc.
Ông Nguyễn Gia Lộc nhận bằng khen của Bộ trưỡng Hoàng Tuấn Anh

Là một gia đình có 4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà; gồm mẹ già, 2 vợ chồng tôi, 4 người con và 4 cháu nội ngoại; gia đình tôi 4 thế hệ luôn sống yên vui, hạnh phúc; ông bà, cha mẹ làm gương cho con cháu noi theo; con cháu hiếu thảo, chăm ngoan học giỏi; gia đình luôn giữ nề nếp gia phong; vợ chồng thuỷ chung, thương yêu, kính trọng và chăm sóc lẫn nhau; bình đẳng về quyền lợi giữa vợ với chồng, cha mẹ với các con; bản thân cha mẹ luôn định hướng cho các con trong việc học tập, ứng xử với xã hội; nhiều năm nay gia đình chưa để xảy ra mâu thuẫn gì. Trong những năm qua gia đình tôi được tuyên dương là gia đình cách mạng mẫu mực, gia dình hiếu học và gia đình văn hoá tiêu biểu.
Hiện các con nay đã trưởng thành; do cuộc sống và quá trình công tác nên các con đã đi làm ăn xa; nhưng vào dịp lễ tết thường quây quần bên nhau; hiện vợ chồng cô con gái thứ ba sống cùng với cha mẹ; cùng với hai đứac cháu nội do bố mẹ đi làm ăn xa; cụ thể  người con trai đầu tên là: Nguyễn Văn Hoàng sinh năm 1979, tốt nghiệp Đại học khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang làm việc tại Bưu điện T78 – Bưu Điện Trung Ương tại Thành phố Hồ Chí Minh; Cô con gái thứ hai là Nguyễn Thị Giang, sinh năm 1982 đã tốt nghiệp Đại học hiện đang công tác tại Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh; Người con gái thứ ba là Nguyễn Thị  Nhung, sinh năm 1984, tốt nghiệp Đại học Tôn Đức Thắng hiện là chủ Doanh nghiệp nhỏ. Người con trai út tên là Nguyễn Hữu Hải sinh năm 1987 tốt nghiệp Trường Đại học FPT.
1.2. Thực hiện các nghĩa vụ công dân.
Xuất thân là một gia đình có truyền thống cách mạng; bản thân bố tôi từng tham gia kháng chiến trước năm 1945; anh trai từng tham gia cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc vào năm 1968, em trai là thương binh; còn bản thân tôi là cựu quân nhân, từng tham gia cuộc chiến bảo vệ thủ đô 12 ngày đêm vào năm 1972, tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó phục vụ trong quân đội tại Bộ Tư lệnh Quân khu thủ đô đến năm 1978 thì rời quân ngũ về quê hương xây dựng gia đình. Sau khi đất nước thống nhất, gia đình tôi sum họp tại quê hương Thanh Hoá làm ăn, phát triển kinh tế gia đình; tuy nhiên cuộc sống khó khăn, đến năm 1990 gia đình tôi chuyển vào làm ăn sinh sống tại ấp 9 xã Gia Canh- Định Quán- Đồng Nai. Phát huy truyền thống của gia đình, gia đình tôi luôn luôn chấp hành đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; hơn 20 năm nay gia đình chưa vi phạm bất cứ điều gì. Ngoài ra, gia đình tôi cũng tích cực vận động nhân dân khu dân cư thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
1.3 Kế hoạch phát triển kinh tế gia đình.
Năm 1992 gia đình tôi dời quê hương Thanh Hoá vào Đồng Nai lập nghiệp; hành trang mang theo chỉ một ít tài sản, đó là toàn bộ vốn liếng có được sau khi bán nhà, đất ở quê; số tiền đó chỉ đủ mua vài công rẫy, làm một căn nhà ở tạm, mua vài vật dụng cần thiết; cuộc sống bắt đầu ở quê hương mới với đầy rẫy khó khăn, thiếu thốn, gia đình tôi phải đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống, còn đất rẫy của gia đình làm tranh thủ những lúc không có người mướn công, hay trong những ngày nghỉ. Với bản chất của người lính Cụ Hồ và cũng đã quên với cuộc sống khắc khổ, gia đình không nản chí; phương châm lấy ngắn nuôi dài, nhờ biết tiết kiệm gia đình tôi dành dụm tiền mua thêm đất canh tác, lúc đầu trồng hoa màu và chuối vì chuối nhanh cho thu hoạch; rồi trồng điều, tiêu, cà phê xen vào; khi chuối già cỗi là đến lúc các loại cây khác cho thu họach; gia đình luôn ứng dựng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi;  hiện gia đình có trên 4 ha đất trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu, điều, Xoài và một số cây trồng ăn trái khác cho thu nhập bình quân trên 200  triệu đồng mỗi năm; ngoài ra, gia đình còn nuôi thêm gà, vịt vừa lấy thực phẩm vừa tăng thêm thu nhập những lúc nông nhàn.
Đến nay gia đình đã xây dựng được nhà ở khang trang, mua nhà lầu cho con cái công tác ở TP. HCM, mua sắm được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền; có một cuộc sống tương đối ổn định. Các con tôi đều trưởng thành và có hoài bảo lớn, có khát vọng cùng với hàng triệu thanh niên Việt Nam sáng tạo, khởi nghiệp kiến quốc, làm cho nước ta giàu mạnh và có tầm ảnh hưởng trên thế giới như mong ước của các thế hệ cha ông, của Bác Hồ kính yêu.
1.4. Tham gia các hoạt động xã hội từ thiện do địa phương phát động.
Tham gia đóng góp cho điạ phương các loại quỹ như: quỹ xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ thiên tai, lũ lụt, xây dựng nhà tình thương…bản thân tôi tham gia công tác ở khu dân cư luôn đi đầu và tích cực vận động nhân dân trong địa bàn ấp xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong 5 năm qua bản thân tôi đã tham gia vận động được trên 10 triệu đồng tiền ủng hộ các loại quỹ; gia đình cũng luôn đi đầu trong việc ủng hộ các loại quỹ do dịa phương phát động; ngoài ra, gia đình tôi còn cho một số hộ gia đình nghèo vay số tiền trên 200 triệu đồng để phát triển kinh tế; đến nay một số hộ đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định.
Bản thân tôi tham gia công tác khuyến học và hội cựu chiến binh đã có những đóng góp tích cực cho công tác khuyến học của địa phương. Tôi còn là tổ trưởng tổ đoàn kết gồm 11 hộ gia đình là những người cùng quê hương Thanh Hoá; đến nay đã quyên góp được trên 30 triệu đồng cho 10 lượt hộ vay xoay vòng phát triển sản xuất và hỗ trợ nhau trong công tác khuyến học, thăm hỏi người nhà của các thành viên ốm đau, gặp hoạn nạn…

2. Các hình thức khen thưởng của các thành viên gia đình và tập thể gia đình.

Năm
Hình thức khen thưởng
Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định.
1975
Bằng khen
Số: 304/QĐ-KT ngày 2/9/1975 của Ban phụ trách xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2005
Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì
 Số 267L 2005L ngày 1/6/2005 Của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ ngĩa Việt Nam.

2007
Huân chương kháng chiến hạng ba
 Số: 366L 2007L ngày 30/3/2007Của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ ngĩa Việt Nam.
2010
Giấy khen gia đình cách mạng gương mẫu.
Số: 23 /QĐ-UBND ngày 23/7/2010 của Chủ tịch UBND huyện Định Quán
2011
Giấy khen Hội CCB tỉnh Đồng Nai
Số 01/QĐ-KT ngày 2/12/2011của Hội CCB tỉnh Đồng Nai.
2012
Giấy khen Hội khuyến học Đồng Nai
Số:06/QĐKT ngày 1/3/2012 của Hội khuyến học tỉnh Đồng Nai
2013
Giấy khen gia đình cách mạng gương mẫu
Số: 27 /KT-UBND ngày 20/6/2013 của Chủ tịch UBND huyện Định Quán

Trên đây là báo cáo thành tích của gia đình đề nghị tuyên dương gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc làn II năm 2013.



XÁC NHẬN CỦA UBND                            NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
        XÃ GIA CANH                             





Đà XÁC NHẬN CẤP TRÌNH KHEN            ĐàXÁC NHẬN  PHÒNG VH-TT

Máy xay sát gạo lưu động tiện ích cho người nông dân




Nhiều năm trở lại đây trên vùng nông thôn ở Đồng Nai; chúng ta thường thấy xuất hiện máy sát gạo di động; họ thường đi đến từng địa bàn khu dân cư, những nơi sản xuất nhiều lúa gạo để xay sát.
Anh Nguyễn Bá Lợi một chủ máy xay sát gạo, gạo ngon, gạo thơm đồng thời cũng là chủ Đại lí gạo ở Định Quán cho biết: gia đình anh có thâm niên làm nghề xay sát gạo và buôn bán gạo trên 30 năm nay; trước đây máy xay sát gạo đặt tại nhà, những người có nhu cầu xay, sát gạo tìm đến. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều hộ gia đình có điều kiện đã sắm được máy xay sát gạo nên lượng khách đến nhà máy sát gạo ngày càng ít đi.
Trước tình hình đó anh đã nghĩ ra một cách đó là; dùng máy xay sát gạo lưu động; hàng ngày từ khoảng 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều anh đem máy đi khắp các địa điểm trong huyện để xay sát gạo ngon. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên máy hoạt động ít; dần dần anh đã biết được giờ giấc sinh hoạt của người dân; nên chủ động hơn trong việc tiếp cận với những người có nhu cầy xay sát gạo; anh cũng thường đi theo những cung đường cố định, với thời gian cố định.


Với cách làm trên, những người có nhu cầu xay sát gạo sẽ thuận lợi hơn rất nhiều và người chủ xay sát gạo cũng thu được lợi nhuận cao mà vẩn đảm bảo là gạo ngon, gạo thơm cho bà con, đây là cách làm mới, sáng tạo của một số chủ nhà máy và đại lý gạo ở Đồng Nai.
Tác giả: Quang Tân